Với nguồn tôm tự nhiên, Ác-hen-ti-na có thể vượt qua Việt Nam để trở thành nước xuất khẩu tôm lớn thứ 3 trên thế giới. Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan chủ yếu xuất khẩu tôm nuôi.
Một số nước Ðông Nam Á vẫn chưa công bố số liệu năm 2017 của họ, mặc dù Thái Lan ghi nhận xuất khẩu giảm nhẹ.
Các quốc gia tiêu dùng tạo nên sự gia tăng xuất khẩu, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 28 nước thành viên EU đã nhập khẩu 540.724 tấn tôm, tăng 6,4% so với năm trước. Tây Ban Nha là nhà nhập khẩu lớn nhất của EU, sau đó là Pháp và Ý.
Theo Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), Hoa Kỳ đã nhập khẩu 664.000 tấn, tăng 10% so với năm ngoái, mặc dù ITC báo cáo giảm 1% xuống còn 514.776 tấn (số liệu NOAA đề cập đến tất cả các sản phẩm tôm, trong khi dữ liệu ITC chỉ nói đến tôm đông lạnh của một số loài, điều này có thể giải thích sự khác biệt).
Sau Trung Quốc là Nhật Bản, nhập khẩu 156.880 tấn, tăng 5% so với năm 2016. Sau Nhật Bản là Hàn Quốc, nhập khẩu 50.439 tấn, tăng 13%, sau đó là Canada (39.606 tấn, tăng 9% so với năm 2016), và Hồng Kông (36.914 tấn, giảm 1% so với năm 2016).
Cũng có sự tăng trưởng nhập khẩu ở Đài Loan, Nga và Malaysia, cũng như việc tăng nhập khẩu tôm tới 436% so với năm 2016 của Chilê lên 24.398 tấn. Tuy nhiên, nhập khẩu tôm của Úc giảm 40% so với năm trước xuống còn 14.018 tấn, chủ yếu do lệnh cấm nhập khẩu tôm nguyên liệu năm ngoái.
Tại hội chợ Seafood Expo Bắc Mỹ, có một quan điểm chung rằng thị trường tôm toàn cầu đang trong tình trạng dư cung quá mức. Gánh nặng hiện nay đặt lên vai các nhà sản xuất là theo dòng thương mại tới các thị trường mới.