Xuất khẩu thủy sản quý I/2018 đạt 1,8 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản quý I/2018 đạt 1,8 tỷ USD

Ngày 20/3/2018, VASEP đã gửi công văn kiến nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xem xét và chỉ đạo thực hiện quản lý chất lượng theo chuẩn thông qua việc cấp và kiểm tra Chứng thư chất lượng sản phẩm cá tra trước khi xuất hàng đi Trung Quốc bằng phương thức xuất khẩu đường bộ trong thời gian 3 tháng cho đến khi nguyên liệu dồi dào trở lại.
XK trong tháng 3 ước tăng 16% đạt 279 triệu USD, tổng XK 3 tháng đạt trên 719 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm chân trắng đạt 506 triệu USD, tăng 29% và chiếm 70%, tôm sú giảm gần 16% đạt 142 triệu USD. Những tháng đầu năm, thời tiết thuận lợi, người nuôi tôm thu được sản lượng cao, bên cạnh đó nhu cầu thị trường vẫn cao hỗ trợ  cho sản xuất và XK tôm.
XK cá tra trong tháng 3 ước đạt 165 triệu USD, tăng 16% . Tổng XK cá tra 3 tháng đầu năm ước đạt gần 430 triệu USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Sản lượng và giá cá tra tăng là nguyên nhân khiến XK cá tra duy trì tăng trưởng ổn định trong những tháng đầu năm. Mặc dù, XK sang EU vẫn giảm mạnh và XK sang Mỹ gặp khó vì chương trình thanh tra cá da trơn và áp lực thuế CBPG cao nhưng, XK sang các thị trường khác tăng mạnh. XK sang Trung Quốc tăng 42% và thị trường này đã vượt Mỹ trở thành nhà NK cá tra lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, XK sang Trung Quốc đang tiềm ẩn một số quan ngại cho ngành khi các DN XK qua cả đường biển và đường bộ, việc kiểm soát chất lượng không đồng bộ, giá xuất qua 2 phương thức này chênh lệch nhau, dẫn đến sự canh tranh không công bằng và gây bất ổn định về nguồn nguyên liệu XK.
XK các mặt hàng hải sản cũng tăng khả quan, trừ nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 10%. Trong đó, XK cá ngừ vẫn tăng 22% đạt 148 triệu USD trong quý I, XK mực-bạch tuộc tăng hơn 19% đạt 157 triệu USD. XK các loại cá biển khác cũng tăng trên 19% đạt gần 310 triệu USD. Trong quý I, các DN đều tranh thủ tăng XK sang các thị trường, đặc biệt là thị trường EU, trước khi hết hạn 6 tháng đánh giá lại thẻ vàng IUU vào 23/4.
Ước XK thủy sản 3 tháng đầu năm 2018 (triệu USD)
 
SẢN PHẨM Tháng 3/2018 Tăng, giảm T1-3/2018 Tăng, giảm (%)
Tôm các loại 278,734 16 719,230 16,3
trong đó:   - Tôm chân trắng 199,172 30 505,759 29,1
                 - Tôm sú 56,904 -10 142,413 -15,6
Cá tra 165,249 16 429,955 15,8
Cá ngừ 61,891 22 148,065 22,1
trong đó:   - Cá ngừ mã HS 16 10,012 33 53,197 200,2
                 - Cá ngừ mã HS 03 51,878   94,868 42,3
Cá các loại khác (trừ cá ngừ, cá tra) 129,492 20 309,681 19,4
Nhuyễn thể 66,708 20 157,003 19,6
trong đó:  - Mực và bạch tuộc 51,744 16 129,777 21,1
                - Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 9,614 -10 21,227 -10,5
Cua, ghẹ và Giáp xác khác 6,610 21 21,468 21,1
TỔNG CỘNG 708,684 17,6 1.785,403 17,5
 




















Mặc dù sản xuất nguyên liệu năm nay đang thuận lợi hơn so với năm ngoái, nhưng XK thủy sản trong quý sẽ gặp một số khó khăn về thị trường như thuế CBPG ở mức quá cao. Mức thuế 3,87USD/kg trong kết quả cuối cùng POR13 đối với cá tra Việt Nam khiến cho sô DN cá tra XK sang Mỹ vốn đã rất ít nay càng khó để trụ vững trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, chương trình thanh tra cá da trơn và thẻ vàng EU có thể vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến XK thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. 
Tuy nhiên, các DN Việt Nam có thể đẩy mạnh XK nếu tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do với EU (dự kiến hiệu lực từ tháng 6/2018) và với Hàn Quốc, đồng thời mở rộng và chuyển hướng XK sang các thị trường tiềm năng khác.  

Tin tức Khác